
Bạn có nhu cầu đầu tư sang Lào và muốn tìm hiểu rõ hơn về Lào? Bạn đang thắc mắc rằng Lào có bao nhiêu tỉnh thành? Đó là những tỉnh thành nào? Hãy cùng Phước An Logistics tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!
Tổng quan về Lào?
Tên đầy đủ của Lào là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, còn được gọi với cái tên khác là “đất nước triệu voi” hay “Vạn Tường”. Đây là trung tâm của bán đảo Đông Dương và là quốc gia duy nhất mà không giáp biển tại Đông Nam Á. Lào có tổng diện tích là 236.800 km2, có 1 thủ đô và 17 tỉnh thành. Có đường biên giới giáp với các quốc gia như sau:
- Phía Tây Bắc là giáp Mi-an-ma : 230 km.
- Phía Bắc giáp là Trung Quốc: 416 km.
- Phía Nam là giáp Cam-pu-chia : 492 km.
- Phía Tây Nam là giáp Thái Lan : 1.730 km.
- Phía Đông là giáp Việt Nam: 2.067 km.
Tài nguyên thiên nhiên ở Lào khá phong phú và đa dạng về khoáng sản, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy điện, Nhưng nhìn chung thì Lào có kinh tế khá phát triển tuy nhiên lại chưa có cơ sở vật chất ổn định.
Khí hậu của Lào: chia ra làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Đơn vị tiền tệ của Lào là: Kíp
Lào hiện có 49 dân tộc, các dân tộc gồm nhiều nhánh tộc, được chia ra thành 04 nhóm ngôn ngữ khác nhau: nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao.
Lào có bao nhiêu tỉnh thành?
Giống với Việt Nam, Lào cũng được chia ra làm 3 miền: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Miền Bắc Lào bao gồm các tỉnh:
- Luang Prabang.
- Houaphan
- Xaignabouli
- Oudomxay
- Phongsaly
- Xiangkhouang
- Bokeo
- Luang Namtha
Miền Trung bao gồm các tỉnh:
- Thủ đô Viêng Chăn
- Tỉnh Viêng Chăn
- Xaisomboun
- Savannakhet
- Khammouan
- Bolikhamsai
Miền Nam bao gồm 4 tỉnh:
- Attapeu
- Salavan
- Champasack.
- Xekong
Đặc trưng của các tỉnh thành tại Lào
Luang Namtha có đường biên giới với Trung Quốc về phía Bắc, về phía phía tây nam và Myanmar về phía tây bắc giáp tỉnh Bokeo, về phía Đông và Đông Nam thì giáp tỉnh Oudomxai.
Phongsaly là tỉnh nằm tại biên giới phía bắc Lào. Tỉnh này có đường biên giới với Trung Quốc về phía bắc và phía tây, với tỉnh Luang Prabang tại phía mam và tỉnh Oudomxai phía tây nam, với Việt Nam ở phía đông. Trong tỉnh này lại có các “muang” là: May, Khoua, Phongsali, Samphanh, Nhot Ou, Boun Neua và Boun Tay.
Oudomxay giáp tỉnh Luang Prabang tại phía đông và đông nam, tỉnh Bokeo ở phía tây và tỉnh Luang Namtha, tỉnh Xaignabouli tại phía nam và tây nam, tỉnh Phongsali về phía đông bắc và Trung Quốc tại phía tây bắc.
Luang Prabang trong suốt thời gian ở từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16 đã từng là cố đô của Vương quốc Lan Xang. Giáp với Việt Nam phía đông bắc, tỉnh Phongsali về phía Bắc, Houaphan về phía đông, tỉnh Vientiane về phía nam, tỉnh Xiangkhouang về phía đông nam, tỉnh Oudomxay ở phía tây và tỉnh Xaignabouli về phía tây Nam.
Bokeo được coi như là mỏ vàng của đất nước này. Giáp tỉnh Xayabury về phía Nam, Oudomxai về phía đông, tỉnh Luang Namtha về phía đông bắc, Thái Lan tại phía tây nam và Myanmar ở phía tây và tây bắc. Ở tỉnh này cũng gồm có 5 muang gồm Tonpheung, Meung, Houay Xay, Pha Oudom và Paktha.
Xaignabouli giáp các Luang Prabang và Vientiane ở phía đông, tỉnh Bokeo và Oudomxai ở phía bắc và Thái Lan ở phía Nam.
Houaphan giáp tỉnh Xiangkhuang về phía nam và tây nam, Việt Nam ở phía bắc, đông và đông nam và tỉnh Luang Prabang về phía tây.
Thủ đô Vientiane sẽ giáp với các tỉnh Vientiane, Bolikhamsai và Thái Lan.
Xiangkhouang giáp Nghệ An (Việt Nam) về phía đông, tỉnh Houaphan về phía đông bắc, tỉnh Vientiane về phía tây nam và tỉnh Bolikhamsai về phía đông nam.
Tỉnh Vientiane giáp tỉnh Bolikhamxai về phía đông, tỉnh Xiangkhouang về phía đông bắc, tỉnh Xaignabouli ở phía tây, thủ đô Vientiane và Thái Lan về phía nam.
Attapeu là nằm ở phía nam của Lào; phía tây giáp với tỉnh Champassak; phía bắc giáp với tỉnh Sekong; phía đông giáp với dãy Trường Sơn. Tỉnh gồm có 5 “muang” là Xaysetha, Sanamxay, Samakkixay, Sanxay và Phouvong.
Xaisomboun là Đặc khu kinh tế Xaisomboun trong thời gian từ năm 1994 đến năm 2006. Xaisomboun giáp với tỉnh Luang Prabang, Xiangkhouang, Vientiane và Bolikhamsai.
Khammouan tiếp giáp với Việt Nam ở phía đông, tỉnh Bolikhamsai ở phía bắc và phía tây bắc, tỉnh Savannakhet về phía nam và Thái Lan ở phía tây.
Bolikhamsai tiếp giáp với Việt Nam phía đông, tỉnh Xiangkhouang phía tây bắc,Thái Lan về phía tây và tỉnh Khammouan phía nam.
Savannakhet giáp tỉnh Saravane về phía nam, tỉnh Khammuane về phía bắc, Việt Nam về phía đông và Thái Lan ở phía tây.
Salavan tiếp giáp với Viet Mam ở phía đông, tỉnh Savannakhet ở phía bắc, tỉnh Champasak về phía nam, tỉnh Sekong ở phía đông nam và Thái Lan phía tây.
Champasack giáp giáp tỉnh Sekong về phía đông bắc, tỉnh Salavan về phía Bắc , tỉnh Attapeu về phía đông, Campuchia về phía Nam và Thái Lan phía tây.
Xekong là có phần lớn địa hình ở trên bình nguyên Baloven giáp với tỉnh Chapasack ở phía tây, các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế của Việt Nam ở phía Đông, tỉnh Attapeu ở phía nam.
Khoảng cách và thời gian di chuyển từ Việt Nam đi Lào
Bạn có thể đi sang Lào bằng nhiều cách, nhưng các cách phổ biến nhất hiện nay là đi bằng xe ô tô, xe khách, xe máy và máy bay nếu có điều kiện. Phương án tốt nhất, tiết kiệm nhất hiện nay là Đi xe khách đi Lào. Mời bạn đọc bài Xe khách đi Lào để nắm được những thông tin bổ ích hơn khi chuẩn bị qua Lào nhé
Nếu đi máy bay, bạn mất khoảng 2h nếu bay từ Hà Nội, 3h nếu bay từ Tân Sơn Nhất – TPHCM để tới được Viêng Chăn – Lào.
Nếu đi xe máy hoặc ô tô thì bạn sẽ mất khoảng 20 – 24h chạy xe.
Giữa Lào và Việt Nam có các cửa khẩu nào?
- Cửa khẩu Tây Giang – Kà Lừm, Cửa khẩu Nam Giang – Đắc Tà Ooc tại tỉnh Quảng Nam
- Cửa khẩu Cà Roòng, Cửa khẩu Cha Lo – Naphao tại tỉnh Quảng Bình
- Cửa khẩu La Lay, Cửa khẩu Lao Bảo – Den Savanh tại tỉnh Quảng Trị
- Cửa khẩu Tén Tằn – Xôm Vẳng, Cửa khẩu Na Mèo – Nậm Xôi tại tỉnh Thanh Hóa
- Cửa khẩu Nậm Cắn – Xiêng Khoảng, Cửa khẩu Cao Vều – Thông Phị La, Cửa khẩu Thanh Thủy – Nặm On, Cửa khẩu Tam Hợp – Thoong Mixay tại tỉnh Nghệ An
- Cửa khẩu Hồng Vân – Cô Tài, Cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng tại Thừa Thiên Huế
- Cửa khẩu Đá Gân – Nậm Xắc, Cửa khẩu Cầu Treo – Namphao tại tỉnh Hà Tỉnh
- Cửa khẩu Si Pa Phìn – Huổi Lả, Cửa khẩu Huổi Puốc – Na Son, Cửa khẩu Nà Bủng và Cửa khẩu Tây Trang – Sốp Hùn tại tỉnh Điện Biên Phủ
- Cửa khẩu Lóng Sập – Pa Hang, Cửa khẩu Chiềng Khương – Bản Đán, Cửa khẩu Nà Cài – Sop Dung tại tỉnh Sơn La
Trên đây là bài viết: Lào có bao nhiêu tỉnh thành?. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Nội dung bài viết được đội ngũ của Phước An tham khảo từ các nguồn chính thống, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ bạn đọc ở dưới phần bình luận. Xin cảm ơn!
Từ khóa liên quan tới bài viết: Nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào có bao nhiêu tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; Lào có bao nhiêu tỉnh thành? tỉnh thành của Lào? Các tỉnh của Lào giáp Việt Nam; Các huyện của Lào; lào – việt nam; Thành phố nào của Lào có dân số cao nhất; Lào có bao nhiều dân tộc; Lào có bao nhiêu tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh nào giáp với Lào và Trung Quốc; Kể tên các tỉnh giáp Trung Quốc Lào Campuchia; Nước Lào; Quốc khánh nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào là ngày nào; Có bao nhiều thành phố trực thuộc Trung ương