
Sang lào đi cửa khẩu nào? Vận chuyển hàng hóa đi Lào bằng con đường nào? Chuyển hàng qua Lào bằng cửa khẩu nào thì tiện nhất, Công ty mình đi qua Lào bằng cửa khẩu nào? …đó là câu hỏi mà khách hàng thường xuyên hỏi công ty Phước An chúng tôi. Các cửa khẩu chuyển hàng qua Lào mà Phước An đang khai thác là và lưu thông mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp lẫn Phước An.
Bài này xin giới thiệu đến các bạn các cửa khẩu giáp ranh giữa Việt Nam – Lào.
Việt Nam và Lào có đường biên giới chung dài 2067 km nối từ tỉnh Lai Châu đến Kon Tum với 31 cặp cửa khẩu trong đó
- có 7 cặp cửa khẩu quốc tế,
- 8 cặp cửa khẩu chính
- 16 cặp cửa khẩu phụ. Đây là con đường thông thường quan trọng của Việt Nam với Lào.
Công ty Vận Tải Quốc Tế Phước An có thể nhận chuyển hàng đi qua Lào thông qua các cửa khẩu sau:
Cửa khẩu Tây Trang
Là một cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Ka Hâu xã Nà Ư huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, Việt Nam
Cửa khẩu Tây Trang thông thương sang cửa khẩu Sop Hun (Sốp Hùn) , huyện May tỉnh Phongsaly, CHDCND Lào
Cửa khẩu Tây Trang là điểm kết thúc của quốc lộ 279 trên đèo Tây Trang sang Lào.
Cửa khẩu được áp dụng chính sách kinh tế cửa khẩu biên giới theo quyết định của chính phủ số 87/2001/QĐ-TTG ngày 07 tháng 12 năm 2001
Cửa khẩu Tây Trang là điểm nóng về buôn bán ma túy từ Lào sang. Đây cũng là cửa khẩu với tuyến đường đèo vô cùng hiểm trở nên rất ít hàng hóa thông thương qua đây. Chủ yếu chỉ là các mặt hàng nông lâm sản từ các tính phía bắc đưa sang giao thương với mấy tỉnh như Phongsaly và Huaphan Lào.
Cửa khẩu Tây Trang chuyển hàng qua Lào
Cửa khẩu Na Mèo- Thanh Hóa
Cửa khẩu Na Mèo là một cửa khẩu quốc tế đường bộ trên vùng đất bản Na Mèo, xã Na Mèo huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
Cửa khẩu Na Mèo là điểm cuối của quốc lộ 217, qua cầu trên dòng nậm Sôi thông thương sang cửa khẩu Namsoy (Nậm Xôi) huyện Viengxay tỉnh Huaphanh, Lào
Cửa khẩu Na Mèo cách thành phố Thanh Hóa 194 km, cách trung tâm huyện lỵ Quan Sơn 53 km về phía Việt Nam và cách tỉnh lỵ Xamneua của Huaphanh 80 km, huyện lỵ Viengxay 40 km về phía Lào.
Ðô thị cửa khẩu Na Mèo với diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị là 120 ha, nằm trên quốc lộ 217 tại km 88, phía bắc giáp sông Luồng; phía đông giáp sông Luồng và quốc lộ 217; phía nam giáp đồi rừng, phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn(Lào).
Vì đường thuộc tỉnh phía bắc nên đồi núi quanh co khó đi, các phương tiện qua đây chủ yếu là xe tải và các loại container đầu ngắn. Vì nắm rõ địa hình nên công ty Phước An luôn tư vấn cho khách hàng phương án vận chuyển với giá cả tối ưu và an toàn.
- Cửa khẩu Na Mèo chuyển hàng qua Lào
Cửa khẩu nậm cắn
Cửa khẩu Nậm Cắn là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất làng Tiền Tiêu xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Cửa khẩu Nậm Cắn ở điểm cuối quốc lộ 7A, thông thương sang cửa khẩu Namkan của Lào tại vùng đất bản Din Dan muang Nong Het tỉnh Xiengkhuang
Bởi vì đường lên Nậm Cắn và tới tỉnh lỵ Xiengkhuang là cung đường kỳ vĩ hiểm trở, hoang sơ.
Hàng hóa qua cửa khẩu này rất hạn chế .Nó chủ yếu là đường cho chiếc xe chở hàng nông sản, gỗ từ Lào về
- Cửa khẩu Nậm Cắn chuyển hàng qua Lào
Các cửa khẩu chuyển hàng qua Lào – Sang lào đi cửa khẩu nào
Chắc chắn, sẽ có khá nhiều vấn đề liên quan về các cửa khẩu lào, điển hình như Sang lào đi cửa khẩu nào? đi lào qua cửa khẩu nào? Đây là vấn đề của khá nhiều khách hàng hiện nay. Cụ thể như sau:
Cửa khẩu Cầu treo
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Đây là lời giải đáp cho vấn đề Sang lào đi cửa khẩu nào? dành cho các bạn.
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thông thương sang cửa khẩu quốc tế Namphao ở huyện Khamkheuth tỉnh Bolikhamxai, CHDCND Lào
Cửa khẩu Cầu Treo là điểm cuối của quốc lộ 8 ở lãnh thổ Việt Nam, trên đỉnh đèo Keo Nưa, và đường này nối tiếp sang Lào. Cửa khẩu ra đời khi kết thúc chiến tranh chống Pháp, 1954. Tháng 8/1997 cửa khẩu Cầu Treo được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế
Đây là cửa khẩu gần nhất và dễ di chuyển nhất nếu hàng hóa đi từ các tỉnh phía Bắc hoặc từ Cảng Hải Phòng tới các địa điểm như Laksao, paksan, Pak kading, Viêng Chăn Lào.
- Cửa khẩu Cầu Treo chuyển hàng qua Lào
Cửa khẩu Chalo
Cửa khẩu Chalo hay Cha Lo là cửa khẩu quốc tế trên đèo Mụ Giạ tại vùng đất bản Cha Lo xã Dân Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
Cửa khầu Cha Lo là điểm cuối quốc lộ 12A trên đất Việt Nam, thông thương sang cửa khẩu Naphao ở huyện Bualapha tỉnh Khammuane, CHDCND Lào
Hàng hóa qua cửa khẩu này cũng rất nhiều chủ yếu là hàng hoa quả tươi từ Thái Lan quá cảnh đi các nước.
Cửa khẩu này nằm ở miền trung nước ta nên lượng hàng hóa tiêu dùng qua đây cũng rất lớn.
Cửa khẩu La Lay
Đây Là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất thôn La Lay xã A Ngo huyện Đakrông tỉnh Quảng -Trị, Việt Nam
Cửa khẩu La Lay thông thương sang cửa khẩu La Lay ở huyện Sa Mouay tỉnh Salavan, CHDCND Lào
Cửa khẩu La Lay được Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào nâng cấp lên cửa khẩu chính vào ngày 30/4/1998, và nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế ngày 25/06/2014. Việc khai trương cặp cửa khẩu quốc tế La Lay góp phần thắt chặt tình hữu nghĩ giữa hai nước, đồng thời kỳ vọng thúc đẩy phát triển mọi mặt trong khu vực
Cửa khẩu La Lay được Chính phủ đầu tư để trở thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu. Giao thương thuận lợi nhưng nhiều lúc xe chở gỗ nhập khẩu bị ách tắc tại cửa khẩu. Hàng hóa vận chuyển qua cửa khẩu này cũng hạn chế bởi đường xá khó đi và hệ thống xử lý hải quan quốc tế chưa được nhanh chóng và thuận tiện.
Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào.
Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thành phố Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon.
Đối diện với Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào.
Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định ban hành quy chế
Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, gọi tắt là khu thương mại Lao Bảo.
Theo đó, khu vực được đề cập bao trùm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh và các xã:
- Tân Thành
- Tân Long
- Tân Lập
- Tân Liên
- Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Các doanh nghiệp tham gia vào khu vực này được hưởng một số ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Vào Năm 1999 Thủ tướng đã phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng khu thương mại Lao Bảo đến năm 2020 có quy định về các khu thương mại và khu công nghiệp tại đây.
Đến Năm 2002 Thủ tướng lại có quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế khu thương mại Lao Bảo để phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi và sự thay đổi các luật thuế.
Vào Ngày 12 tháng 1 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo.
Đến tận Đầu năm 2008 Thủ tướng lại phê duyệt quy hoạch chung các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam đến năm 2020
Đây là con đường chuyển hàng qua Lào dành cho các tỉnh lân cận Quảng Trị như Thưa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An…vv.
- Cửa khẩu Lao Bảo chuyển hàng qua Lào
Cửa khẩu Bờ-Y – Sang lào đi cửa khẩu nào?
Cửa khẩu Bờ Y là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Phoukeua (Phù Kưa) ở huyện Phouvong tỉnh Attapeu, Lào.
Cửa khẩu Bờ Y là điểm cuối quốc lộ 40 trên đất Việt Nam, nối với Quốc lộ 11 của Lào.
Cửa khẩu Bờ Y: Cửa khẩu là thành tố chính để lập ra Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, bao gồm các xã:
- Sa Loong
- Pờ Y
- Đắk Xú
- Đắk Nông
- Đắk Dục
- và thị trấn Plei Kần, thuộc huyện Ngọc Hồi.
Năm 2013 khu kinh tế này được xếp là một trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013 – 2015.
- Khu kinh tế được lập dự án là sẽ “trở thành đô thị biên giới” với những mục tiêu trong mơ như “Làng văn hóa ASEAN,
- Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ, Khu Thương mại Quốc tế, Các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi…
- Tuy nhiên khu kinh tế đặt ở vùng núi dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển ở cả ba nước Việt, Lào, Campuchia.
- Nó được coi là có tầm nhìn quá xa.
- Cửa khẩu Bờ Y, ngoài vai trò một cửa khẩu trên quốc lộ 40 sang tỉnh Attapeucủa Lào để trao đổi gỗ và lâm sản, thì các hoạt động sản xuất chỉ ở mức èo uột.
- Vì thế có những đánh giá khác nhau về hiệu quả khu kinh tế, trong đó coi khu kinh tế tại cửa khẩu Bờ Y là “giấc mơ đã tan vỡ”.
- Dẫu rằng thỉnh thoảng có sự hâm lại như coi là “điểm hẹn lạc quan”
- thì câu hỏi “Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ khoảng 750 ha để làm gì ở nơi heo hút, chỉ có chế biến lâm sản là chính” vẫn lởn vởn đâu đó.
- Cửa khẩu Bờ Y chuyển hàng qua Lào
Vậy đi lào qua cửa khẩu nào?
Khách hàng cũng có thể chuyển hàng hay đi lào thông qua các cửa khẩu khác như:
- A Đớt – Thừa Thiên Huế
- Cà Roòng – Quảng Bình
- Cao Vều – Nghệ An
- Chiềng Khương – Sơn La
- Hồng Vân – Thừa Thiên Huế
- Huổi Puốc – Điện Biên
- Lóng Sập – Sơn La
- Nậm Cắn – Nghệ An
- Nam Giang – Quảng Nam
- Tây Giang – Quảng Nam
- Thanh Thủy – Nghệ An.
Hy vọng với bài viết trên của chúng tôi – Vận Chuyển Phước An sẽ giúp khách hàng tìm hiểu được các cửa khẩu chuyển hàng qua lào và giải đáp được các vấn đề như sang lào đi cửa khẩu nào? hay đi lào qua cửa khẩu nào? nhé!
- Việt Nam nhập khẩu gì từ Thái Lan? - 18/11/2023
- Các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan phổ biến nhất hiện nay - 17/11/2023
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu hàng Thái Lan về Việt Nam - 16/11/2023